Vai trò của Đất ngập nước đối với an ninh nguồn nước cho khu vực sông Mekong

Vai trò của Đất ngập nước đối với an ninh nguồn nước cho khu vực sông Mekong

Đất ngập nước rất quan trọng đối với mối quan hệ lương thực-năng lượng-nước của khu vực sông Mekong. An ninh nguồn nước nông thôn là mối quan tâm lớn đối với các nước khu vực sông Mê Kông vì các ngành kinh tế nông thôn giữ vai trò chủ lực của tất cả các nước, đặc biệt là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cũng như các nguồn nước chính cho sinh hoạt gia đình và cấp nước công cộng, phụ thuộc vào nước từ các vùng đất ngập nước. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi, là những nhóm dễ bị tổn thương do sinh kế của họ phụ thuộc nhiều vào đất ngập nước. Để chuẩn bị ứng phó cho các tác động từ biến đổi toàn cầu và tăng cường quản lý nước ở khu vực sông Mê Kông, định lượng các dịch vụ hệ sinh thái từ các vùng đất ngập nước là điều cấp bách cần được thực hiện.

Mối quan tâm cụ thể của chúng tôi là vai trò của đất ngập nước đối với an ninh nguồn nước. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này:

  • Xác định đối với mỗi loại đất ngập nước ở khu vực sông Mekong thì trữ lượng nước, chất lượng nước cung cấp và cộng đồng có mối quan hệ như thế nào với các dịch vụ hệ sinh thái,
  • Dự báo tác động của sự thay đổi toàn cầu và khu vực về an ninh nước cho cộng đồng thông qua những thay đổi trong các dịch vụ đó.

Chúng tôi sẽ chọn bốn vùng đất ngập nước, một vùng cho mỗi quốc gia trong số bốn nước Hạ lưu sông Mê Kông làm địa điểm nghiên cứu của chúng tôi. Mỗi vùng đất ngập nước sẽ đại diện cho trữ lượng nước đáng kể của khu vực và cách các nhóm cộng đồng địa phương khác nhau sử dụng tài nguyên nước. Các vùng đó bao gồm:

  • Vùng đất ngập nước ở Campuchia;
  • Đầm lầy cạn do nước ngầm cung cấp ở CHDCND Lào;
  • Khu hổn hợp rừng – đầm lầy cửa sông ở Thái Lan; và
  • Khu rừng đầm lầy than bùn ở Việt Nam.

Chúng tôi sẽ sử dụng các phép đo thực địa về các tham số thủy văn, các thông số chất lượng nước và các mô hình đơn giản từ dữ liệu đã được công bố để định lượng trữ lượng nước, sử dụng dữ liệu vệ tinh và đo đạc thực địa để xác định cấu trúc thảm thực vật, sử dụng các đợt điều tra cộng đồng và kinh tế xã hội để mô tả việc sử dụng đất và các nhóm sử dụng nước tại địa phương. Chúng tôi sẽ xem xét sự tương tác của các hệ thống này (tự nhiên và con người) bằng cách xác định các dịch vụ hệ sinh thái nước chính từ các bộ dữ liệu kinh tế xã hội và lý sinh kết hợp, đồng thời sử dụng các trò chơi để đánh giá sự phụ thuộc và phản ứng của cộng đồng đối với thay đổi, nhấn mạnh vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội, vai trò giới, và tương tác giữa các nhóm người dùng. Chúng tôi sẽ điều tra vai trò của phụ nữ trong việc sử dụng nước và duy trì an ninh nguồn nước, đồng thời xác định các phương thức để tăng cường những vai trò này. Các địa điểm nghiên cứu này đại diện cho các điều kiện kinh tế xã hội nông thôn khu vực sông Mê Kông, bao gồm xung đột trong sử dụng và quản lý nước chung giữa các nhóm, công bằng xã hội và bình đẳng giới, giảm nghèo ở nông thôn và vai trò của nước từ đất ngập nước trong việc tăng cường kinh tế hộ gia đình và sinh kế, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc của địa phương vào tài nguyên tự nhiên. Chúng tôi sẽ tích hợp các kết quả nghiên cứu vào một dự án đang thực hiện để kết hợp các nhà khoa học đất ngập nước với các nhà quản lý đất ngập nước địa phương: dự án đó sẽ cung cấp thông tin cho nghiên cứu này bằng cách cải thiện nguồn thông tin giữa các nhóm sử dụng nước địa phương (bao gồm nam giới, phụ nữ, người cao tuổi, trẻ em) và các nhà nghiên cứu của dự án sau đó sẽ có thể tận dụng các phát hiện của mình bằng cách kết nối với các nhà quản lý đất ngập nước địa phương. Trong suốt dự án, chúng tôi sẽ liên lạc với các nhóm địa phương (thông tin liên lạc được thiết lập thông qua các đối tác đã có từ trước của chúng tôi và các đối tác mới được xác định thông qua khảo sát cộng đồng) để giúp họ nhận thức và quản lý tốt hơn sự phụ thuộc của cấu trúc xã hội vào các dịch vụ nước có nguồn gốc từ đất ngập nước, sử dụng cách tiếp cần về quyền con người. Chúng tôi sẽ hoàn thành công việc này bằng cách sử dụng các nhóm địa phương bao gồm giảng viên địa phương và sinh viên sau đại học, cùng với nhóm quản lí khu vực bao gồm giám đốc và điều phối viên dự án. Nghiên cứu này cần 30 tháng để hoàn thành tất cả các sản phẩm của dự án.