Công tác kiểm kê, khảo sát vườn chim Vạc tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng về đa dạng sinh học (ĐDSH), trong đó quần thể chim nước rất phong phú về số loài và số cá thể. Hiện nay, quần thể chim nước xuất hiện chủ yếu tại các nơi đã có kế hoạch bảo tồn ở cấp tỉnh hay cấp quốc gia như Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), U-Minh Thượng (Kiên Giang), Mũi Cà Mau; hay các Khu bảo tồn như Láng Sen (Long An), Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang), Phú Mỹ (Kiên Giang); hoặc có qui mô nhỏ hơn như các sân chim Cái Nước (Cà Mau), sân chim Bạc Liêu, Vàm Hồ (Bến Tre); đặc biệt là các quần thể chim định cư rãi rác khắp ĐBSCL mà người dân hay gọi là “Vườn Cò”. Những vườn cò nầy có qui mô diện tích nhỏ hơn như vườn cò Bằng Lăng (Cần Thơ), Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (Hậu Giang). Trong những năm qua, các vườn cò này đã được các cơ quan chức năng thực hiện khảo sát nghiên cứu và đưa vào kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH của tỉnh nhà, tuy nhiên “vườn cò Hai Chìa” thì chưa được khảo sát nghiên cứu và vì vậy cũng chưa có kế hoạch bảo tồn và phát triển lâu dài.

Ngoài ra, kiểm kê vườn Vạc nhằm thực hiện đúng theo mục tiêu và Phương pháp quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030

Mục tiêu của đề tài: 

Khảo sát và đánh giá hiện trạng đa dạng loài của quần thể chim nước. Dựa vào tập tính sinh học của từng loài và mật độ cá thể biến động trong năm để phân tích khả năng hiện diện theo mùa hay thường xuyên và những mối đe dọa đối với các loài chim, nhằm đề xuất kế hoạch quản lý và bảo tồn bền vững.

Video đàn chim bay về tổ